Tìm hiểu những công đoạn hoàn tất các ấn phẩm sau in

Chúng ta đều biết rằng để có được một sản phẩm in ấn (in catalogue, in tờ rơi, in folder,…) thì việc thiết kế đẹp – in đẹp chưa phải là tất cả. Sản phẩm sau khi in chỉ mới là dạng bán thành phẩm thường được gọi là tờ in, nó còn phải trải qua một số công đoạn hoàn thiện khác để có thể ra được sản phẩm hoàn chỉnh, đó chính là công đoạn sau in – postpress – hay thường gọi là thành phẩm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các công đoạn hoàn thành ấn phẩm sau in.

Công đoạn sau in ấn

Công đoạn hoàn tất sản phẩm sau in ấn

  1. Cắt xén:

Nhằm giúp sản phẩm trở về đúng kích thước thành phẩm hoặc tách rời nhiều sản phẩm trên một tờ in. Hầu hết các sản phẩm khi in xong đều phải trải qua công đoạn này, thiết bị sử dụng là máy cắt 1 mặt. Đối với các sản phẩm là catalogue người ta thường sử dụng máy cắt 3 mặt. Sản phẩm trong quá trình thiết kế cần tính đến khoảng chừa xén thích hợp để sau cắt xén và thông thường là 3-5mm.

  1. Cán màng:

Một lớp màng nhựa (PE, PP) được cán (ép) lên bề mặt tờ in (1 hoặc 2 mặt) nhằm giúp bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước và giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Có 2 dạng cán màng cơ bản là cán màng mờ và cán màng bóng, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

Cán màng hiện nay thường được sử dụng đối với các sản phẩm in ấn như: brochure, name card, bìa sách, nhãn hàng, hộp giấy, leaftlet. Các sản phẩm khi có cán màng có  màu sắc sau khi cán sẽ đậm & tối hơn, do đó khi thiết kế & canh màu người thiết kế cần chú ý để ko bị đền hàng oan uổng.

  1. Cán gân

Tờ in khi đi qua máy cán gân, bộ phận chính là 2 trục kim loại, một trục có tạo vân trên bề mặt sẽ ép lên bề mặt tờ in, làm biến dạng & tạo ra các hoa văn. Người ta có thể kết hợp cán màng và cán gân để giúp tạo ra được hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm. Kỹ thuật này thường thấy sử dụng khi in ấn catalogue, bìa sách hoặc thiệp mừng.

  1. Tráng phủ

Là kỹ thuật phủ lên bề mặt tờ in một lớp vecni nhằm giúp tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt tờ in để tránh bị trầy xước. Có các loại tráng phủ như sau:

– Phủ lắc: là sử dụng mực lắc trong được thực hiện trên máy offset thông thường.

– Phủ UV: là dùng vecni UV, thực hiện trên loại máy tráng phủ UV, máy in offset có đơn vị tráng phủ UV hoặc có thể kéo lụa. Sử dụng vecni UV sẽ giúp tạo ra được nhiều hiệu ứng tuyệt vời như: bóng, nổi, bề mặt cát, … Phủ UV có 2 kiểu là UV toàn phần (tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) và UV từng phần (chỉ tráng phủ lên những chi tiết cần thiết).

  1. Ép nhũ (ép kim)

Ép kim là hình thức trang trí bề mặt  của sản phẩm in bằng cách dán ép lên bề mặt của tờ in những hình ảnh, chữ bằng nhũ vàng, bạc hoặc các màu sắc khác.

Người ta sử dụng khuôn in đã được gia nhiệt (phần tử in nằm trên mặt phẳng cao hơn các phần tử không in) để có thể ép mạnh tờ nhũ vào tờ in. Nhờ nhiệt độ và áp lực nhũ được ép dán vào giấy ở những chỗ khuôn in lồi lên.

  1. Ép chìm nổi

Là kỹ thuật tạo ra hình ảnh nổi trên bề mặt của tờ in bằng cách ép qua một hệ thống khuôn âm – dương. Kỹ thuật này thường dùng trong in ấn catalog, in kẹp file, in hộp giấy

  1. Cấn bế

Các sản phẩm khi có hình dạng phức tạp thì sẽ không thể cắt rời bằng máy cắt mà phải dùng đến phương pháp cấn bế, ngoài ra nó cũng giúp tạo ra các vạch gấp trên sản phẩm (vd: hộp giấy, bao thư, folder…).

  1. Dán cửa sổ:

Thường được dùng trong in ấn bao bì giấy, in bao thư,… Sản phẩm sẽ được bế thủng một ô cửa sổ, sau đó áp vào đó một lớp màng nhựa trong suốt, mục đích là để người dùng có thể quan sát được sản phẩm bên trong. Việc dán cửa sổ còn có thể được thực hiện thủ công hoặc được dán bằng máy tự động.

  1. Cấn răng cưa

Dùng cho những sản phẩm như in biên lai, in hóa đơn, in tem nhãn

  1. Gấp – dán:

Gấp là công đoạn khi in catalogue, in túi giấy, tờ gấp,… Các loại giấy dày buộc phải cấn tạo vạch gấp trước khi gấp (thủ công). Sách, tạp chí do số lượng lớn nên thường được sử dụng máy gấp.

Dán hộp: số lượng ít thì làm thủ công, số lượng nhiều thì dùng máy dán hộp tự động

  1. Đóng kim:

Bấm hai hoặc ba kim giữa cuốn Catalogue để giúp cố định bản in. Đây chính là quy cách được thường xuyên sử dụng trong lĩnh vực in ấn vì ưu điểm phổ thông – nhanh – rẻ và ở đâu cũng có. Quy cách này phù hợp với các ấn phẩm Catalogue hơn là Menu hay Photobook. Lưu ý rằng việc bấm kim giữa bắt buộc bản thiết kế Catalogue phải có số trang là bội số của 4. Ví dụ bản thiết kế catalogue có số trang 4,8,12,16,20,24…là được. Bên cạnh đó, nếu mẫu thiết kế Catalogue quá dày thì cũng không thể bấm kim.

  1. Đóng số nhảy

Thường dùng vơia các loại biên lai, hóa đơn, phiếu bảo hành, khuyến mãi,… Nếu số lượng ít bạn có thể dùng dụng cụ đóng số nhảy bằng tay. Khi có số lượng lớn thì đóng trên máy letterpress. Một số máy in offset hiện nay có thiết kế luôn cụm đóng số nhảy sau đơn vị in cuối cùng. Hiện tại cũng có 1 phương pháp mới dùng cho in vé số, đó là in số nhảy bằng phương pháp in offset

  1. Đóng cuốn:

Đây là công đoạn tập hợp các tay sách lại thành ruột sách, nếu số lượng ít thì dùng tay, nhiều thì sẽ dùng máy.

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

CHÍNH SÁCH KHUYẾN MẠI

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ

Cam kết giao hàng miễn phí cho tất cả các đơn hàng có giá trị từ 1.000.000đ trở lên. Trong nội thành Hà Nội.

THIẾT KẾ MIỄN PHÍ

Miễn phí thiết kế cho tất cả các các phẩm in ấn công nghiệp, in số lượng lớn, trừ sản phẩm catalogue, sách, báo…

IN TEST MẪU MIỄN PHÍ

Tất cả các sản phẩm in với số lượng 1.000 trở lên sẽ được in test mẫu để đảm bảo chất lượng màu sắc và market chính xác nhất cho sản phẩm.

DUYỆT MÀU TẠI XƯỞNG

Tất cả các sản phẩm sẽ được duyệt màu trực tiếp tại xưởng sản xuất của chúng tôi nhằm đảm bảo mầu sắc tốt nhất cho khách hàng.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Thanh Huyền

0961 90 51 51

KIỀU TRÂM

0964 189 893

Văn Luận

0965 69 51 51

Nhân viên kinh doanh Hậu Đỗ

Nam Sơn

0964 550 515

Phạm Thủy

0964 35 35 15

THIẾT KẾ

Thiết kế banner

DỊCH VỤ IN ẤN NGUYỄN KIM