Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bắt buộc của mỗi doanh nghiệp kinh doanh và nó do Bộ Tài Chính Việt Nam ban hàng để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, hiện có khá nhiều người vẫn chưa hiểu hết về loại ấn phẩm quan trọng này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây In Nguyễn Kim sẽ chia sẻ bạn tất tần tật thông tin về Hóa đơn giá trị gia tăng là gì nhé!
Danh mục bài viết
Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?
Hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn đỏ) được hiểu đơn giản là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hoạt động này thường được người ta gọi bằng cụm từ “xuất hóa đơn”.
Loại hóa đơn này được làm theo khuôn mẫu do Bộ tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện, áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Những nội dung bắt buộc có trên hóa đơn giá trị gia tăng
Trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có), danh mục hành hóa dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế GTGT (VAT), thuế suất GTGT (VAT) và giá trị thuế GTGT (VAT).
Một hóa đơn GTGT quan trọng nằm ở chỗ nó là hóa đơn có giá trị về mặt pháp lý và được tách riêng giá trị thực của hàng hóa, là phần giá trị tăng thêm được căn cứ để khấu trừ thuế.
Theo quy định thì các nội dụng trên hóa đơn giá trị gia tăng phải đảm bảo:
- Đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Không được tẩy xóa, sửa chữa.
- Dùng cùng một màu mực, loại mực không phai, không được phép sử dụng mực đỏ.
- Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ đã được in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
- Trường hợp hóa đơn tự in hoặc đặt in được lập bằng máy tính thì bạn không phải gạch chéo phần còn trống.
Để xuất được hóa đơn giá trị gia tăng bạn cần cung cấp đầy đủ các chứng từ sau:
- Hợp đồng bán hàng/mua hàng. Nếu như hợp đồng không ghi cụ thể danh mục các mặt hàng bán ra thì cần có phụ lục.
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho đối với hàng hóa bán ra/mua vào.
- Phiếu thu, phiếu chi ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng với các hàng hóa bán ra/mua vào.
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán
Tham khảo:
- Xưởng In Sticker, Decal Sticker Giá Rẻ Theo Yêu Cầu Hà Nội
- In Catalogue Giá Rẻ Hà Nội – Xưởng In Catalog Đẹp Lấy Ngay
Những lưu ý khi xuất hóa đơn giá trị gia tăng
Việc xuất hóa đơn rất quan trọng liên quan đến pháp luật nên bạn cần lưu ý những vấn đề sau để tránh mắc phải nhé:
- Trong trường hợp bán hàng hóa/dịch vụ với tổng giá thanh toán dưới 200.000 vnđ thì không cần phải lập hóa đơn (trừ khi người mua yêu cầu lập). Tuy nhiên bạn vẫn phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa/dịch vụ. Trong bảng kê phải có tên, mã số thuế, địa chỉ người bán, tên hàng hóa/dịch vụ, giá trị hàng hóa/dịch vụ bán ra, ngày lập, tên, chữ ký người lập bảng kê.
- Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”.
- Hàng hóa/dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày.
- Vào cuối ngày, bạn phải lập một hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng/dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng Tổng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua. Các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này phải ghi “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Các bước lập hóa đơn giá trị gia tăng ?
Với các hóa đơn tiền điện nước, dịch vụ viễn thông, hóa đơn thu phí của ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, tem, vé, thẻ,… khi lập hóa đơn được thay thế liên 1 bằng bảng kê chi tiết số hóa đơn thực tế đã lập. Chi tiết mỗi số hóa đơn giao khách hàng được thể hiện trên cùng một dòng của Bảng kê với đầy đủ các tiêu thức đã được đăng ký tại hóa đơn mẫu gửi cùng Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Bảng kê phải được lập hàng tháng, được in ra giấy để lưu trữ thủ công hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Việc bảo quản, lưu trữ bảng kê thực hiện theo quy định. Nếu lưu trữ bằng giấy thì bảng kê phải có đầy đủ tên, chữ ký người lập bảng kê; tên, chữ ký thủ trưởng đơn vị; dấu đơn vị. Nếu lưu trữ bằng phương tiện điện tử, bảng kê phải có chữ ký điện tử của đơn vị và nội dung bảng kê phải đảm bảo có thể truy cập kết xuất và in ra giấy khi cần tham chiếu.
Lưu ý: Các đơn vị cần đảm bảo lưu trữ cẩn thận của bảng kể, kê khai chính xác và đầy đủ thông tin nếu có sai phạm thì mức phạt sẽ từ 20 đến 50 triệu đồng.
Đặt in hóa đơn giá trị gia tăng ở đâu?
Trước khi đặt in hóa đơn GTGT thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Những đối tượng được đặt in hóa đơn giá trị gia tăng: Đó phải là doanh nghiệp và kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Còn nếu doanh nghiệp bạn kê khai thuế theo phương thức trực tiếp thì phải sử dụng đến hóa đơn bán hàng được bán tại Chi cục thuế.
- Đơn vị được phép in hóa đơn giá trị gia tăng: Phải là các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động trong ngành in.
- In hóa đơn giá trị gia tăng phải có hợp đồng được thể hiện bằng văn bản và trên Hợp đồng phải ghi rõ: Loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc).
- Trong vòng 2 ngày trước khi sử dụng hóa đơn GTGT đặt in, doanh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu không thực hiện doanh nghiệp sẽ bị phạt 6 đến 18 triệu đồng.
Trên đây In Nguyễn Kim đã chia sẻ đến bạn những kiến thức liên quan đến hóa đơn giá trị gia tăng là gì và những vấn đề khi lập và đặt in hóa đơn giá trị gia tăng. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ thực hiện được đúng như quy định của Bộ Tài chính và chi cục thuế nhà nước để tránh bị phạt nhé
Nếu bạn có gì thắc mắc vui lòng liên hệ In Nguyễn Kim thông qua Hotline: 0989.536.298 – 0986.919.068 để được tư vấn kịp thời nhất nhé!