Một cuốn catalogue ấn tượng thể hiện được sự uy tín, chuyên nghiệp và sự chú ý của các đối tác tới công ty bạn. Qua đó có thể thấy rằng việc điều chỉnh, kết hợp màu sắc trong thiết kế catalogue chính là một trong những điểm nhấn góp phần để tạo nên một mẫu in catalogue phù hợp với loại hình hoạt động và thông điệp mà các công ty, doanh nghiệp muốn đưa tới khách hàng.
Vai trò của màu sắc trong thiết kế catalogue
Trong thiết kế có 6 màu cơ bản là: Đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím. Màu phôi được chọn từ 6 màu sắc chính, tránh chọn màu trung gian, hoặc màu pha trộn.
Các màu nóng, màu sắc đỏ thì thì hơi tập trung vào phía trước võng mạc. Do đó khi bạn nhìn màu đỏ, thì nó thu hút mắt của bạn, đập vào mắt.
Các màu ở phía màu xanh của quang phổ thì tập trung vào phái sau võng mạc. Do đó màu xanh dương có vẻ di chuyển xa bạn. Vì vậy, Xanh dương là màu tương phản với đỏ giúp tạo cảm giác an bình, yên tĩnh.
Chính vì vậy, trong thiết kế Catalogue màu đỏ có tác dụng thu hút sự chú ý, màu xanh dương tạo sự bình ổn, màu vàng trung tính.
Thực tế mỗi gam màu sắc sẽ có mức độ tác động và ý nghĩa khác nhau tới sản phẩm. Do vậy, muốn có một cuốn catalogue chất lượng thì yếu tố đầu tiên khi lựa chọn màu sắc để làm catalogue là màu sắc đó có phù hợp và thể hiện được giá trị cốt lõi của sản phẩm cũng như thương hiệu hay không.
Để có được mẫu catalogue gây ấn tượng với khách hàng thì đầu tiên bạn phải hiểu rõ về phương pháp phối màu sắc trong thiết kế.
Bí quyết pha trộn màu sắc trong thiết kế catalogue cần phải chú trọng tới 3 mức độ màu như sau:
– Tông màu chính: Là màu sắc chủ đạo của sản phẩm, do vậy nó phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và ý tưởng để thiết kế.
– Lựa tông màu phụ để làm nổi bật thiết kế.
– Kết hợp màu chính, phụ với các màu nổi bật khác để sản phẩm trở nên hoàn hảo.
Ý nghĩa của các màu sắc:
- Màu xanh dương là dẫn đầu, lãnh đaọ
- Màu trắng thanh khiết
- Màu đen sang trọng
- Màu đỏ tía là vương giả, quý tộc
- Màu xanh lá cây là màu của môi trường và sức khoẻ
2. Cách phối màu khi thiết kế và in catalogue
Cách phối màu khác nhau sẽ tạo cảm giác khác nhau đối với sản phẩm. Ví dụ: Phối màu nhã nhặn thì sản phẩm sẽ tạo nên được sự cân bằng và gây cảm giác nhẹ nhàng cho thị giác của người dùng. Màu xanh, xanh lá cây và tím nhẹ là màu sắc được lựa chọn trong cách phối màu này.
Các gam màu nhẹ và màu trắng thì thích hợp cho đối tượng khách hàng của bạn là người trẻ tuổi. Hoặc có thể lựa chọn màu sắc mạnh để tạo sự năng động.
Ngoài ra doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn khi những người thiết kế đưa ra các mẫu in catalogue với các phương pháp phối màu khác nhau. Qua đó giúp công ty có được một sản phẩm để quảng bá thương hiệu tốt nhất.
– Màu phụ: Nó tương phản và làm nổi bật màu chính.
– Màu nhẹ: Cách phối các màu nhẹ tương tự như màu nhã nhặn nhưng thường được sử dụng dựa trên các màu sắc có có chứa hàm lượng lớn màu trắng – màu nhạt. Điểm khác nhau là các màu nhẹ này kết hợp giữa các màu ấm và mát. Cách kết hợp này sẽ phù hợp với tuổi trẻ, ngây thơ và sôi nổi.
– Màu chính: Đó chính là màu chủ đạo của thiết kế. Đó là màu mà bạn cần dựa vào để lựa chọn các màu phù hợp và có ý nghĩa hỗ trợ cho thiết kế.
– Màu nhấn mạnh: Màu nhấn mạnh sẽ có hai ý nghĩa hoặc là bổ trợ cho màu phụ hoặc cho màu chính hoặc nó sẽ nhấn mạnh, thu hút sự chú ý của người xem, bởi vì nó là màu chói với màu chính.
XEM THÊM: